Sách Nhìn Về Toàn Cầu Hóa

EBOOK ” Nhìn Về Toàn Cầu Hóa ” Tác giả: George Soros

” Nhìn Về Toàn Cầu Hóa “ được vnranker chỉnh sửa và đăng tải vào ngày 2024-05-24 17:27:23, bao gồm 76 trang. Xem và tải sách miễn phí ở dưới 

Xem thêm các cuốn sách cùng ngành tại đây :

Tải sách bản PDF TẠI ĐÂY:

Trích dẫn từ cuốn sách quý vị có thể tham khảo :

Nhìn Về Toàn Cầu Hóa

“Cải cách hệ thống là một công việc đầy rủi ro, thậm chí còn rủi ro cao hơn rủi ro của doanh nghiệp tư nhân, và không có một định mức nào để đánh giá thành công. Thay đổi xã hội là quá trình tự thân và luôn biến đổi. Một chính sách đúng trong thời điểm này có thể không còn thích hợp trong tương lai, có nghĩa là kết quả không thể đoán trước được. Cái cách hệ thống chỉ mang tính chất may rủi, và vì thế [43] cũng bất ổn như tỉnh hình các thị trường tài chính IFIs có vai trò rất quan trọng, và chúng sẽ chỉ hoạt động tốt nhất khi hỗ trợ cho những chính phủ có tư tưởng cái cách. Chuẩn mực mới cũng có thể giúp các tổ chức này phát huy vai trò tốt hơn. Tuy nhiên vẫn có nhu cầu cấp thiết cần được thực hiện bên ngoài kênh nhà nước. Có những chức năng chỉ thuộc về chính phủ, trong trường hợp này cách sử dụng viện trợ tốt nhất là tăng khả năng của nhà nước. Nhưng chính phủ không phải là cơ quan kinh tế hiệu quả nhất, vì vậy rõ ràng là không hợp lý nếu viện trợ quốc tế chỉ để tăng cường vai trò nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Khi hệ thống Xô-viết sụp đổ, phương Tây đã thất bại trong việc hỗ trợ các chính phủ thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, dẫn đến thất bại khi chuyển đổi cơ cấu. Cuối cùng chúng ta cũng thấy rằng việc sụp đổ của một xã hội đóng không có nghĩa là đương nhiên một xã hội mở được hình thành, và một nhà nước không thực hiện đầy đủ chức năng có thể trở thành mối đe dọa cho tự do và thịnh vượng không khác gì một chính phủ hà khắc [44] Tương tự, viện trợ quốc tế cho chế độ cai trị hà khắc và tham nhũng cũng có nghĩa là cảng tăng thêm sức mạnh cho chúng. Nhiều trường hợp viện trợ nước ngoài đã trở thành hậu thuẫn chính cho các chế độ đó. Điều này có xu hướng xảy ra khi viện trợ được tiến hành dựa trên cơ sở xem xét về địa chính trị. Suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh hiện tượng này xảy ra thường xuyên và có vẻ lịch sử sẽ lặp lại khi Mỹ bắt đầu chiến tranh chống khủng bố. Việc sử dụng các kênh phi chính phủ càng trở nên quan trọng hơn khi chính phủ không có tư tưởng cách tân. Viện trợ quốc tế lúc đó sẽ thúc đẩy hình thành một xã hội mở bằng cách tạo thể đổi trọng với nhà nước độc đoán và kém hiệu quả. Tuy nhiên, dù chính phủ tiến bộ, hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân và xã hội dân sự cũng rất cần thiết. Một nhà nước dân chủ sẽ luôn ủng hộ việc sử dụng các kênh phi chính phủ. Có thể thấy viện trợ nước ngoài là công việc rất phức tạp vì không có một công thức chung nào cho tất cả các trường hợp. Thay vì tiếp cận theo hướng bản giấy quan liêu, chúng ta nên xem đây như là công việc kinh doanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, kinh doanh ngành xã hội (social entrepreneurship) còn khó hơn là kiếm tiền. Để đánh giá thành công của việc kiếm tiền chỉ cần một tiêu chuẩn đơn giản, đó là thu nhập ròng (bottom line). Tất cả những yếu tố khác nhau cũng chỉ quy về một mục tiêu là: lợi nhuận. Nhưng trong lĩnh vực hàng hóa công không đơn giản như vậy. Thay vì chỉ có một tiêu chuẩn, các hệ quả xã hội thể hiện ở nhiều tiêu chuẩn khác nhau, và không dễ dàng kết hợp lại. GNP thường được xem là một chỉ số nhưng rất dễ gây nhầm lẫn vì mỗi cả nhân khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau, bên cạnh đó có rất nhiều hệ quá ngoài dự định khác. Nếu đánh giá theo các tiêu chuẩn trong kinh doanh thì viện trợ quốc tế có vẻ kém hiệu quả. Một trong những lý do khiến viện trợ nước ngoài gây tai tiếng tại Mỹ là vì chúng bị đánh giá theo tiêu chuẩn sai lệch. Kinh doanh ngành xã hội cần phải có vai trò quan trọng hơn trong viện trợ quốc tế, không nhằm thay thế mà là bổ sung cho các chương trình chính phủ. Có rất nhiều sáng kiến thành công cho xã hội nhưng lại thiều nguồn hậu thuẫn. Con số dành cho viện trợ quốc tế vẫn còn thiếu rất nhiều và thậm chí đang suy giảm kể từ năm 1990, theo OECD. Tháng 11 năm 2001, Bộ trưởng Bộ tài chính Anh Gordon Brown đã kêu gọi các nước giàu trên thế giới đóng góp cho nguồn viện trợ thường niên nước ngoài 50 tỷ đô la Mỹ, nhưng đề nghị của ông không thu hút được chú ý trong cuộc họp của IFIs tiếp theo ở Ottawa. Để huy động thêm nguồn lực, phải thuyết phục công chúng rằng tiền của họ được chỉ tiêu một cách hợp lý. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn cố hữu của “

Xem thêm các chủ đề khác :

Với cuốn sách “ Nhìn Về Toàn Cầu Hóa ”, VnRanker mong muốn hỗ trợ các bạn phát triển các kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân .

Have your say!

0 0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Lost Password

Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.

Sign Up